Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đặt mục tiêu an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết
28/08/2021 15:21
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chiều ngày 26/8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Hội nghị giao ban đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại địa phương theo hình thức trực tuyến. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Lê Văn Thanh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Bá Hoan, cùng lãnh đạo Sở LĐTBXH của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tại các điểm cầu.
Sau khi nghe các địa phương báo cáo tiến độ triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP (NQ 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (QĐ 23), phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương đang rất nỗ lực tìm mọi giải pháp để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh con người, trật tự xã hội, đặc biệt là ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tình hình dịch bệnh. Bộ trưởng cho biết, vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp nghe Chính phủ báo cáo về tình hình phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Các đồng chí lãnh đạo đánh giá cao và hoan nghênh sự nỗ lực của toàn quốc, đặc biệt là sự chung sức, chung lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc đảm bảo an sinh xã hội, an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân, người lao động, đặt mục tiêu an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm, thu nhập và cuộc sống thường ngày của người dân, công nhân, lao động tự do. Bộ trưởng nhấn mạnh lại một lần nữa, mục tiêu của Chính phủ trước hết là kiềm chế, hạn chế, tiến tới đẩy lùi, kiểm soát được dịch bệnh trên quy mô cả nước. Đối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, cho nên các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 cần cố gắng làm sao kết thúc giãn cách sớm, giữ vững vùng xanh đối với các tỉnh, các địa bàn chưa bị, ít bị ảnh hưởng.
Trước tình hình khó khăn này, có một điều đáng mừng, đó là nghĩa đồng bào, sự chung tay, tương thân tương ái đã được huy động, toàn xã hội cùng chung tay chăm lo cho người lao động, người nghèo, người yếu thế, đảm bảo cuộc sống không có ai thiếu ăn, thiếu mặc. Trong điều kiện đó, sự huy động xã hội là điều cần thiết, nhưng chính sách của Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đặc biệt đối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đang giãn cách hiện nay.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, việc triển khai NQ 68 và QĐ 23 trên cả nước trong thời gian qua về cơ bản là tương đối đồng bộ, khẩn trương, nhiều nơi đạt kết quả tốt. Bộ trưởng biểu dương TP. Hồ Chí Minh, một thành phố với dân số đông đúc, đối tượng đa dạng, tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhưng đã chi trả hỗ trợ hơn 3.000 tỷ và triển khai 1,8 triệu gói an sinh xã hội, trong đó có trên 500 nghìn người lao động tự do đã được hỗ trợ. Các tỉnh, thành khác như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng có nhiều cách làm sáng tạo: hỗ trợ nhà trọ, vận động người dân giảm tiền nhà trọ, giảm, hỗ trợ tiền điện, nước, tiền ăn, cung cấp các bữa cơm miễn phí, gói quà miễn phí, túi thuốc miễn phí,… Nhiều địa phương cũng có những đề xuất sáng tạo, như hỗ trợ các gia đình chính sách, người nghèo, cơ sở bảo trợ xã hội,… Tất cả những điều này đã tạo ra sự đồng thuận của nhân dân, để người dân không thiếu ăn, thiếu mặc, yên tâm ở nhà giãn cách, đảm bảo phương châm “ai ở đâu ở yên đó”. Bộ trưởng cho biết đây chính là thành quả to lớn nhất mà Nhà nước mong muốn đạt được, qua đó, giữ vững niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó bao gồm các nguyên nhân khách quan như: tình hình dịch bệnh dẫn đến phải giãn cách xã hội, khó khăn về nguồn lực, có những chính sách có thể triển khai ngay nhưng cũng có chính sách có thể phải kéo dài. Và nguyên nhân chủ quan: nhiều đơn vị, địa phương chưa thực sự chủ động khiến cho nhiều chính sách bây giờ rất rõ ràng, rất cụ thể, rất thông thoáng những vẫn chậm đi vào cuộc sống. Tình hình đời sống, việc làm đang rất khó khăn, đang rất cần phải chung tay, “Chậm ngày nào chúng ta có lỗi với dân ngày đó” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng lưu ý, “Đồng thời với việc chống dịch, chúng ta cần triển khai toàn diện các công việc khác nữa”. Bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nhiệm vụ chăm sóc người có công, người yếu thế, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cai nghiện, hỗ trợ người lang thang cơ nhỡ vẫn cần phải triển khai. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở LĐTBXH của 27 tỉnh thành đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp xuất gạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, rà soát kỹ danh sách hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, tuân thủ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó báo cáo ngay về Bộ để thẩm định gửi Bộ Tài chính cấp xuất gạo, đảm bảo không ai thiếu đói nhưng cũng không để sai đối tượng.
Về công tác triển khai NQ 68 và QĐ 23, Bộ trưởng đề nghị tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ liên quan đến người lao động, lao động tự do và người yếu thế. Bên cạnh những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay như giãn cách xã hội, xét nghiệm diện rộng thì các địa phương cần xác định an sinh xã hôi là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên. Bộ trưởng đề nghị tất cả các địa phương rà soát lại ngay toàn bộ tiến độ triển khai 12 chính sách theo NQ 68 để đánh giá những điểm được, chưa được của mỗi chính sách, tìm ra nguyên nhân và từ đó vận dụng để triển khai. Bộ trưởng nhấn mạnh về vấn đề ý thức trách nhiệm của người đứng đầu, nhất quyết không để xảy ra tình trạng “nóng trên lạnh dưới”. Mỗi cán bộ không những cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, mà còn cần làm việc có lương tâm, tình cảm thực sự đối với người dân.
Đối với hoạt động truyền thông, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định công tác tuyên truyền thời gian qua đã rất cố gắng, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, Báo Dân trí, Vnexpress, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã hoạt động rất tốt. Bộ trưởng đề nghị các địa phương, ngoài việc tuyên truyền trên đài truyền hình địa phương, cần biểu dương những điển hình tốt lên đài truyền hình quốc gia.
Đối với những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Bộ trưởng ghi nhận và khẳng định lãnh đạo Bộ sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi NQ 68 và QĐ 23 để gửi xin ý kiến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Chính phủ lấy ý kiến ban hành.
Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương. Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ lập các đoàn kiểm tra đi kiểm tra giám sát, tháo gỡ khó khăn cùng địa phương do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương học hỏi cách làm của Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh vừa qua khi chủ động đến với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. “Chúng ta tạm thời coi chúng ta là người đi xin việc, xin việc cho dân thì có gì đâu mà xấu hổ” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.
Với tinh thần đó, để tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các chính sách hỗ trợ theo NQ 68 và QĐ 23, nhất là các nhóm chính sách hỗ trợ người lao động, Bộ trưởng đề nghị các địa phương là vùng cam, vùng đỏ cần hỗ trợ người dân cái ăn, cái mặc. Còn đối với vùng xanh thì cần tập trung giải quyết ngay các chính sách hỗ trợ, không được chờ đợi.
Cuối cùng, Bộ trưởng đánh giá, tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đây là cơ hội để toàn ngành đổi mới công tác chỉ đạo, ứng dụng công nghệ thông tin, thường xuyên triển khai họp trực tuyến. Bộ trưởng lưu ý, các địa phương cần chủ động hơn trong công tác chuyển đổi số, đồng thời đề nghị các đơn vị, địa phương bố trí thêm một số lượng hợp lý cán bộ của các đơn vị trực thuộc trong các buổi họp như thế này để có thêm nhiều người nghe, nhiều người cùng thấu hiểu, nhiều người cùng chung tay.
Bộ trưởng mong muốn sau cuộc họp giao ban này, tình hình sẽ chuyển biến tốt hơn. Bộ trưởng đề nghị người đứng đầu các đơn vị cần làm việc hết mình để các chính sách đến nhanh nhất tới người dân, chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, kiểm soát toàn bộ dịch bệnh trên quy mô toàn quốc.
Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, tính đến ngày 26/8, cả nước có gần 11,33 triệu người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 45.000 người lao động.
Bên cạnh đó, trên 77.200 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ tiền mặt; gần 37.000 hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động được hỗ trợ; gần 1,2 triệu người lao động tự do trong cả nước đã được nhận hỗ trợ với tổng kinh phí gần 2.180 tỷ đồng...
Từ ngày 27 – 29/11/2024 tại trung tâm Triển lãm SECC - 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Ngành chất kết dính và Băng keo tại Việt Nam - ADHESIVES & TAPE EXPO VIETNAM 2024”.
Mới đây, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp uy tín hàng đầu tại Nhật Bản SK-II chính thức ra mắt lần đầu tiên tại Hà Nội với sự kiện hoành tráng mang chủ đề “SK-II Arcade: Play-Win-Glow”, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục các tín đồ làm đẹp Việt đang hướng tới một làn da pha lê rạng rỡ tỏa sáng.
Ngày 4.11.2024 tại Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chặng đường 12 năm liền được công nhận là Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương, các lãnh đạo tỉnh/thành địa phương…
Samsung Galaxy A16 mới được nâng cấp màn hình lớn hơn, lên đến 6.7 inch, thiết kế cải tiến cùng những tính năng hoàn toàn mới giúp tối ưu hóa độ bền và gói cập nhật hệ điều hành, bảo mật lâu dài, hứa hẹn mang đến trải nghiệm vượt trội cho người dùng
Vòng chung kết “Tranh tài Thợ Chuyên - Keo Chuẩn 2024” do Sika Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM, quy tụ 14 thí sinh xuất sắc nhất từ ba miền. Thông qua cuộc thi, Sika Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng, hướng đến đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
Vừa qua, Sika Việt Nam tổ chức sự kiện “Hợp nhất đổi mới - Vững bền tương lai”, nhằm đánh dấu cột mốc một năm sau thương vụ sáp nhập MBCC. Với những thành tựu đã đạt được, Sika Việt Nam cũng công bố chiến lược phát triển bền vững với những hoạt động quan trọng trong lộ trình mới.
Chủ đầu tư TDG Group cho ra mắt căn hộ Polaris tại tổ hợp The Maris Vũng Tàu với chính sách bán hàng ưu đãi: thanh toán chỉ từ 10 triệu/ tháng; đồng hành ủy thác - cam kết lợi nhuận lên đến 600 triệu/ 2 năm...
Lựa chọn sản phẩm an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trong giai đoạn phát triển, các cơ quan của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Đây là lý do thương hiệu dinh dưỡng đến từ Úc IsoWhey đã phát triển dòng sữa công thức hỗ trợ vấn đề tiêu hóa cho trẻ em từ 4 tuổi.
Nhân dịp chào đón Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10/2024, cùng mong muốn tạo sân chơi bổ ích, giảm căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc, Câu Lạc Bộ Thời Trang THPT Nguyễn Huệ - CETTI B cho ra mắt Sự kiện Trình Diễn Áo Dài “ Traditional Era - Kỷ Nguyên Áo Dài”.