Theo đó, tỉnh Hà Tĩnh xác định 03 mục tiêu cụ thể, gồm: (1) Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích; (2) Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; (3) Nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.
Về giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong, Hà Tĩnh cố gắng hạn chế tối đa và giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước ở mức thấp nhất; 95% trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và đạt 98% vào năm 2030.
Ở truyền thông phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, tỉnh xác định mục tiêu là: đạt 90% trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030; trẻ em 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 là 90% và năm 2030 là 95%; 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi năm 2025 và 60% vào năm 2030; 100% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
Riêng mục tiêu nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan, tỉnh hướng tới 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tỉnh được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; đạt 70% công chức phụ trách lĩnh vực LĐTBXH cấp xã, cộng tác viên làm công tác trẻ em tại các thôn, tổ dân phố, viên chức, giáo viên phụ trách công tác trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ trẻ em, cơ sở giáo dục được tập huấn năm 2025 và 90% vào năm 2030; 70% nhân viên y tế thôn, tổ, trường học biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 và 100% vào năm 2030.
Cũng trong Chương trình này, tỉnh Hà Tĩnh đề ra 08 nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới cần thực hiện, gồm: tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; triển khai các hoạt động, mô hình về tư vấn, hướng dẫn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng tại cộng đồng, cơ sở; nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ; thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, áp dụng tiêu chuẩn Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn; triển khai các biện pháp can thiệp phòng ngừa, giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là trong đuối nước, tai nạn giao thông, rơi ngã, cháy, bỏng, động vật cắn và phòng, ngừa trẻ em tự tử; kiện toàn hệ thống sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thương cho trẻ em; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và vận động nguồn lực trong nước và quốc tế, huy động sự tham gia của toàn xã hội; tăng cường công tác thanh, kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật và ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá chỉ tiêu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Link nội dung: https://saigondaily.vn/ha-tinh-ban-hanh-chuong-trinh-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-tre-em-giai-doan-2021-2030-a4772.html