Cụ thể, tại khoản 3 điều 6 của Thông tư, các khoản tái cấp vốn được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần như sau:
Nhóm 1: Các khoản tái cấp vốn trong hạn; các khoản tái cấp vốn không quy định thời hạn thanh toán phát sinh dưới 6 tháng (rút ngắn so với quy định tại Thông tư 39 là 1 năm).
Nhóm 2: các khoản tái cấp vốn đã quá hạn dưới 6 tháng (quy định trước đó là là 1 năm); các khoản tái cấp vốn không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 6 tháng đến dưới 1 năm; các khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn.
Nhóm 3: các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm (quy định trước là 1 đến dưới 2 năm); các khoản tái cấp vốn không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 1 năm đến dưới 3 năm (rút ngắn so với quy định cũ là từ 3 năm đến dưới 5 năm); các khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ 2 còn trong hạn; các khoản tái cấp vốn đã được gia hạn nợ lần đầu và quá hạn dưới 06 tháng (quy định trước là 1 năm).
Nhóm 4: các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm (quy định trước đó là 2 đến dưới 3 năm); các khoản tái cấp vốn không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 3 năm đến dưới 5 năm (trước đó là 5 đến dưới 10 năm); các khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ 3 còn trong hạn; các khoản tái cấp vốn đã gia hạn nợ lần đầu và quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm (quy định trước đó là 1 đến dưới 3 năm); các khoản tái cấp vốn đã gia hạn nợ lần thứ 2 và quá hạn dưới 06 tháng.
Nhóm 5: các khoản tái cấp vốn hạn đã quá hạn từ 2 năm trở lên (trước đây là 3 năm); các khoản tái cấp vốn không quy định thời hạn thanh toán phát sinh từ 5 năm trở lên (trước đây là 10 năm); các khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ 4 trở lên; các khoản tái cấp vốn đã gia hạn nợ lần đầu và quá hạn trên 1 năm; các khoản tái cấp vốn đã gia hạn nợ lần thứ 2 và quá hạn trên 6 tháng; các khoản nợ được khoanh.
Dự thảo Thông tư bổ sung thêm bước xin ý kiến Bộ Tài chính trước khi Thống đốc quyết định sử dụng khoản dự phòng rủi ro để tăng cường tính khách quan, minh bạch khi sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
Đối với các khoản phải thu tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này được quy định: Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước có đủ bằng chứng tin cậy xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã phá sản, giải thể, đối tượng phải thu là cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết, hoặc khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú (có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng thu nợ có hộ khẩu thường trú).
Dự thảo Thông tư quy định bổ sung đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các đơn vị có liên quan theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước vào thành viên Hội đồng xử lý tổn thất để đảm bảo tính khách quan, minh bạch khi sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
Về trình tự xử lý tổn thất, dự thảo Thông tư bổ sung quy định về trình tự xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán để đảm bảo tính khách quan, minh bạch khi xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Dự thảo Thông tư quy định bổ sung đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các đơn vị có liên quan theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước vào thành viên Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán để đảm bảo tính khách quan, minh bạch khi sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
PV
Link nội dung: https://saigondaily.vn/ngan-hang-nha-nuoc-muon-rut-ngan-thoi-gian-cho-vay-qua-han-a1617.html